Phân tích các hạn chế trong quá trình làm TMĐT trong ngành Dược tại Việt Nam? Đưa ra một số giải pháp khắc phục các mặt hạn chế kể trên? Lấy ví dụ minh họa thực tế.


 Theo quan điểm của bản thân em một nhân viên đang làm  việc tại nhà thuốc Ngọc Hà thì em thấy 


      Từ ngày em bắt đầu ra trường đi làm đến giờ , thương mại điện tử (TMĐT) phát triển mạnh mẽ và ngày càng phủ sóng mạnh trong đời sống, trong đó có ngành Dược. Tuy nhiên, nhà thuốc em khi muốn tiếp cận để ứng dụng TMĐT một cách hiệu quả trong ngành Dược thì lại gặp rất nhiều khó khăn . Vì Nhà thuốc em là tư nhân , bán theo hướng  truyền thống nên có nhiều thứ vẫn bất cập trong việc sát sao theo dõi cũng như đáp ứng công nghệ . Một số hạn chế em muốn đề cập là : 

1. Rào cản pháp lý khắt khe

         -  Khó bán thuốc kê đơn online, vì theo quy định, thuốc kê đơn phải có đơn của bác sĩ và không được tự ý bán trên mạng.

         -  Không phải cá nhân nào cũng có đủ giấy phép kinh doanh dược để mở gian hàng online hợp pháp. 

         - Việc kinh doanh thuốc (kể cả online) bị kiểm soát chặt chẽ bởi Luật Dược. Không phải ai cũng có thể mở gian hàng online bán thuốc nếu không có giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, nhà thuốc đạt chuẩn GPP.

        -  Vi phạm có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc hình sự nếu bán thuốc sai quy định (thuốc kê đơn, thuốc cấm quảng cáo…).


2. Chất lượng hàng hóa  và niềm tin từ khách hàng

          -  Người tiêu dùng e ngại mua thuốc online do lo ngại hàng giả, kém chất lượng, không có dược sĩ tư vấn.

         -  Cá nhân bán hàng nhỏ lẻ càng khó tạo lòng tin nếu không có thương hiệu mạnh.

           Nhà thuốc em bán hàng có đầy đủ giấy tờ nhưng vẫn nhiều khách hàng ngờ vực rằng hàng bán trên mạng thì chất lượng kém ,không đảm bảo, mọi người thường đem ra so sánh với chuỗi to mạnh với nhiều mẫu mã mặt hàng . Nhưng sau thời gian ,chủ nhà thuốc đã  thay đổi chiến lược có sự liên hệ ,lưu lại thông tin ,gọi điện chăm sóc khách hàng thì tình trạng đã tốt và nhận được nhiều lời khen của khách hàng . Đồng thời các sản phẩm bán , chủ nhà thuốc cũng đã kết hợp với công ty về giấy tờ công bố đảm bảo chất lượng thuốc , quảng cáo sản phẩm đúng đủ 

. Xây dựng được uy tín trên sàn Faceboook và shoppe 


3. Chất lượng dịch vụ và giao hàng 

             Đảm bảo thuốc giao đến tay khách hàng đúng hạn, đúng chất lượng là thách thức lớn do yêu cầu bảo quản nghiêm ngặt của dược phẩm. 

            Nhiều loại thuốc yêu cầu điều kiện bảo quản (như nhiệt độ mát, tránh ánh sáng) mà dịch vụ giao hàng thông thường không đáp ứng.

           

4. Khó khăn về marketing – bị hạn chế quảng cáo, cạnh tranh giá cả 

          Facebook, Google cấm hoặc hạn chế quảng cáo thuốc và thực phẩm chức năng, khiến việc tiếp cận khách hàng rất khó.

Cạnh tranh cao từ các thương hiệu lớn : Nhiều nhà thuốc, chuỗi dược phẩm lớn đã triển khai TMĐT bài bản (như Pharmacity, Long Châu, Medigo...), khiến nhà thuốc truyền thống khó cạnh tranh về giá, dịch vụ và quy mô.

        Vì là nhà thuốc bé chi phí còn nhiều bất cập ,nên nhà thuốc đã có một số hình thức chăm sóc như : tặng quà kèm đơn hàng , những lời nhắn gửi dặn dò trong hộp hàng , những thẻ ưu đãi cho khách hàng trong lễ tết 


5. Rủi ro bị làm giả – ảnh hưởng uy tín cá nhân

            Nếu bạn lấy hàng từ nguồn không rõ ràng, bạn có thể vô tình bán phải hàng giả, ảnh hưởng uy tín và cả pháp lý.


Giải pháp khắc phục các hạn chế


-  Hoàn thiện khung pháp lý và tăng cường quy định đặc thù cho TMĐT ngành Dược: Cần ban hành các quy định chi tiết, rõ ràng hơn về điều kiện kinh doanh, kiểm soát chất lượng, quảng cáo, vận chuyển và tư vấn thuốc trực tuyến. Bộ Y tế nên có bộ phận chuyên trách chống thuốc giả trên mạng xã hội và các nền tảng TMĐT

-   Áp dụng công nghệ hiện đại trong quản lý và truy xuất nguồn gốc thuốc: Sử dụng công nghệ số để quản lý kho, bảo quản thuốc theo tiêu chuẩn GPP, đồng thời đảm bảo truy xuất nguồn gốc minh bạch, giúp người tiêu dùng yên tâm khi mua thuốc online.

-    Chỉ cho phép các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh truyền thống được phép kinh doanh thêm qua TMĐT: Điều này giúp kiểm soát chất lượng thuốc và dịch vụ, tránh tình trạng bán hàng tự phát, không kiểm soát được nguồn gốc.

-  Xây dựng chiến lược marketing phù hợp, tuân thủ luật quảng cáo và tập trung vào thuốc không kê đơn: Doanh nghiệp cần đầu tư nội dung quảng bá chất lượng, hình ảnh chuyên nghiệp, tạo dựng niềm tin khách hàng, đồng thời cân nhắc kỹ lưỡng các chương trình khuyến mãi để không làm ảnh hưởng thương hiệu.

 -    Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các vi phạm trên không gian mạng: Cơ quan quản lý cần phối hợp với các nền tảng TMĐT để rà soát, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi bán thuốc giả, quảng cáo sai sự thật, đảm bảo môi trường TMĐT lành mạnh.



Ví dụ : 


Nhà thuốc em làm nhà thuốc Ngọc Hà Cầu Giấy Hà Nội . Đáp ứng đầy đủ giấy tờ ,hàng hóa rõ nguồn gốc , hợp đồng những công ty uy tín . Các sản phẩm thuốc đều có hóa đơn đỏ , giấy công bố sản phẩm ,kèm giấy tờ lquan của công ty phân phối , có phần mềm kiểm soát thuốc .Tuân thủ nghiêm ngặt quy định về quảng cáo thuốc, chỉ quảng bá các sản phẩm không kê đơn với thông tin chính xác, minh bạch.

Lưu giữ lại thông tin người bệnh . Có các chương trình khuyến mãi cho những dịp lễ . Có kí hợp đồng giao hàng riêng với bên vận chuyển để đảm bảo chất lượng thuốc tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng

Thường xuyên đào tạo cập nhật kiến thức chuyên môn cho nhân viên qua hội thảo do các công ty tổ chức ,những buổi học online cấp hoặc không cấp CME . 

Thường xuyên kiểm tra giá cả các mặt hàng với mặt bằng chung để kịp thời sửa đổi bổ sung

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Yêu cầu thảo luận dành cho các bạn trong lớp: Khi khởi sự kinh doanh TMĐT, chọn 1 trong 2 quan điểm chiến lược: A: Ưu tiên đầu tư vào hạ tầng công nghệ ngay từ đầu. B: Ưu tiên tập trung vào hoạt động kinh doanh, tiếp thị và bán hàng, chưa cần quan tâm sâu đến hạ tầng ban đầu. ❓ Câu hỏi thảo luận: Nếu bạn là CEO, bạn sẽ chọn phe nào? Vì sao? Hãy liên hệ đến một ví dụ thực tế bạn biết (Shopee, Tiki, v.v.).

Tỏi Đen Kim Cương Đông Á – Bí Quyết Bảo Vệ Sức Khỏe Toàn Diện